Diển Đàn

Theo nhận định của Thủ tướng chính phủ, thất thoát, lãng phí trong XD cơ bản lên đến 30%. Tuy nhiên tại kỳ họp quốc hội vừa qua, Bộ trưởng KHĐT Võ Hồng Phúc lại không thừa nhận điều này. Đi tìm những nguyên nhân để tìm cách giảm thất thoát, lãng phí trong XD cũng là một nội dung trong kỳ họp quốc hội tới đây (khai mạc 25/10/2004).
Các anh em chiến hữu kết cấu sư có ý kiến gì về vấn đề này hãy cùng thảo luận và ở vị trí làm việc của mình anh em thấy cái gì là lãng phí, gây thất thoát trong đầu tư xây dựng ? Nguyên nhân là những gì, do những ai ?...
Mời mọi người hãy nói lên quan điểm của mình , đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn là kết cấu xây dựng (Chẳng hạn thiết kế quá an toàn...)

ducxd
03-10-2004, 11:15 AM
Em thấy chẵng phải do dân tính kết cấu đâu mà do mấy ông nhà mình "ăn" quá mà do tham nhũng thôi.

huycdc
05-10-2004, 03:20 PM
“Mức độ lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đến đâu? Đó là câu hỏi lớn nhất của người dân mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Tôi mong muốn và đòi hỏi đề án của Bộ Xây dựng phải cho thấy được thực tế vấn đề này”- Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế & ngân sách của Quốc hội Dương Thu Hương nói.
Ý kiến này được đưa ra tại hội thảo chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng tổ chức hôm qua (1-10-2004).

Theo bà Hương, hàng loạt báo cáo của các bộ, ngành liên quan gửi đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho thấy tỉ lệ lãng phí, thất thoát trong lĩnh vực vừa nêu chỉ ở mức... 1,5%. “Nói với cử tri con số ấy không biết cử tri có tin không chứ qua các cuộc thảo luận bên Quốc hội thì hầu như không ai tin được cả”.

Dẫn thông tin từ một cuộc tọa đàm do website Đảng Cộng sản tổ chức mới đây, Phó trưởng Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương Đào Duy Quát cho biết: ý kiến đánh giá còn khác nhau nhưng con số trên dưới 10% được nhiều nhà quản lý, chuyên gia dễ chấp nhận.

Thực tế qua thanh tra ở một địa phương, bên cạnh công trình thất thoát lãng phí 5,6% lại có cả công trình bị móc ruột tới 54%. Song kỷ lục có thể kể đến những dự án thất thoát cả... 100%. Thấy các đại biểu ồ lên trước chi tiết này, ông Quát liền dẫn chứng: công trình Nhà hát Chèo chưa sử dụng được ngày nào đã phải phá đi xây lại, như thế chẳng phải thất thoát toàn bộ hay sao?

Qui trình khép kín và giải pháp “bốn không”

Ông Đào Duy Quát kể: “Đồng chí Đỗ Mười khi còn đương chức tổng bí thư có lần gặp tôi bảo: có hai cậu lãnh đạo tỉnh lên nói với tôi: “Bọn em phải cắn răng chạy vài chục triệu để xin dự án. Không có dự án, địa phương chết”.

Và tương tự, dưới xã, dưới huyện cũng đều xuất hiện tình trạng chạy dự án đầu tư, xây dựng. Thất thoát, lãng phí ở phần chi phí trung gian này vì thế rất lớn. Ông Quát “đặt hàng” Bộ Xây dựng phải nhận dạng sâu sắc hơn thực trạng lãng phí, thất thoát đối với khâu chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.

“Thực tế đã có bao nhiêu dự án trình duyệt bị bác bỏ? Câu trả lời là: rất ít! Cứ lập dự án, dù khó đến mấy cũng có cách vượt qua” - vụ trưởng Vụ Đầu tư Bộ Tài chính Đỗ Văn Thành lên tiếng. Ông Thành cho rằng một trong những bất cập lớn nhất hiện nay là “qui trình khép kín từ A đến Z”: từ qui hoạch, quyết định đầu tư đến đấu thầu, thi công, tư vấn... đều nằm trong vòng tròn thuộc một bộ, ngành.

“Cái vòng khép kín ấy hết sức nguy hiểm. Không ai có thể giám sát được, kể cả Quốc hội cũng khó vào. Vụ dầu khí là một ví dụ điển hình: chỉ khi công an vào cuộc mới biết thất thoát tới 50% với hàng triệu USD” - một đại biểu nói.

Cách nào phá dỡ cái vòng khép kín ấy? Giải pháp “bốn không” của ông Đỗ Văn Thành nhận được nhiều ý kiến tán đồng: không thể làm (luật pháp không tạo kẽ hở để bị lợi dụng) - không dám làm (chế tài nghiêm khắc để không ai dám sai phạm) - không nên làm (giáo dục đạo đức để những người trong cuộc biết từ chối cám dỗ) - không cần làm (đãi ngộ xứng đáng để không ai dại gì đánh đổi sự nghiệp, danh dự của mình).

“Nếu không làm được, tôi cũng cảm thấy xấu hổ!”

Đảm bảo qui hoạch phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện dự án đầu tư, TS Dương Văn Cận - viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) - đề nghị Nhà nước cần bố trí gấp 3-5 lần số vốn hiện nay cho công tác này để đến năm 2010 có thể thực hiện được 70-80% khối lượng công tác qui hoạch chi tiết trên phạm vi cả nước.

Theo TS Cận, Nhà nước cũng cần sớm ban hành các chế tài đủ mạnh để điều tiết người quyết định đầu tư theo hướng: người quyết định đầu tư phải bị xử phạt hành chính, cách chức hoặc miễn nhiệm khi quyết định những dự án đầu tư sai qui hoạch gây hậu quả nghiêm trọng. Ông đề xuất: lấy 2005 là năm kỷ cương trong đầu tư xây dựng nhằm củng cố kỷ cương trong hoạt động xây dựng.

“Tôi tán thành ý tưởng của anh Cận. Trong năm sau, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần làm một cuộc tổng kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước. Chỉ khi đã khám tổng thể để tìm ra bệnh, chúng ta mới kê được đơn thuốc đặc trị và tiến hành điều trị theo lộ trình nhất định” - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách Dương Thu Hương tỏ thái độ đồng tình.

Liệu chúng ta có thể thay đổi được quan điểm trong đầu tư: từ đầu tư hàng ngang dàn trải sang đầu tư hàng dọc? Liệu chúng ta có thể xóa được hết các vòng khép kín? Đặt hai câu hỏi này, giọng bà Hương như chùng xuống: “Nếu cứ bàn thảo rầm rộ mà không làm được thì nói thật với các đồng chí, tôi cũng cảm thấy xấu hổ lắm!”.

ĐÀ TRANG (báo Tuổi trẻ 2-10-04)
Mời các bác tiếp tục thảo luận.

hoahuce
12-10-2004, 04:24 AM
để có được dự án thì phải tốn rất nhiều khoản "chạy", chính vì vậy mà khi trúng thầu thì chủ thầu phải hoàn lại và bòn rút thêm nữa, nhà nước mình khi xem Luật thì rất nghiêm, không có kẽ hở nào cả, nhưng thực chất các vụ đấu thầu , hầu hết đã được "làm luật" từ trước.
chính vì vậy có sự thất thoát là hiển nhiên.

ducxd
12-10-2004, 02:01 PM
He he ví dụ điển hình là nhà thi đấu Phú Thọ đấy có hạng mục bán thầu 2-3 lần bó tay mấy ông nhà mình.

TowerCrane
12-10-2004, 02:35 PM
Thất thoát lãng phí đang là một vấn đề thời sự không chỉ với lĩnh vực xây dựng cơ bản mà với mọi hoạt động khác trong đời sống xã hội.
Riêng đối với Tư vấn Thiết kế - như một bậc "cây cao bóng cả" trong nghề đã chua xót đúc kết trong bài báo "Nói thật hay nói dối" đăng trên báo Xây dựng số 73(583) ra ngày thứ 5, 9/9/2004 - cứ 100đ thiết kế phí, những người lao động thực sự chúng ta phải chi 30đ cho một ai đó không hề nằm trong dây chuyền sản xuất. Nghĩa là 30% thiết kế phí đã bị rơi vãi một cách "dã man" trước khi tới tay người lao động. Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác nhưng như vậy thất thoát lãng phí trong Tư vấn thiết kế không nhỏ hơn 30%.
Có nhiều căn nguyên của hiện tượng đau lòng này, nhưng theo tôi, nền "văn minh tiền giấy" đang là môi trường thuận lợi của việc thất thoát nói trên. Các bác nghĩ sao?

hueian
13-10-2004, 02:57 PM
Công trình thiết kế quá an toàn hoặc đầu tư kém hiệu quả...sẽ tiếp tục dài dài mỗi khi vẫn còn 1 nghịch lý là chính chủ đầu tư lại muốn như vậy.
Do vậy, theo tôi điều đầu tiên và căn bản nhất là phải trao dự án cho đúng người chủ đích thực của nó.

MARADONA
13-10-2004, 06:09 PM
Nói về vấn đề này xin được giới thiệu bài đăng trên báo Tuối trẻ ngày 13/10/2004 như sau:

Xây dựng cơ bản: Phải chống “chạy” dự án!

TT - Với kinh nghiệm gần 50 năm trong nghề xây dựng, ông Phan Phùng Sanh, phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM, vừa có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về thực trạng và giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản...
* Trong một buổi làm việc với lãnh đạo TP mới đây, ông cho rằng thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản của TP không thể là 5,7% như các sở chuyên ngành báo cáo mà có thể lên đến 30%. Cơ sở nào để ông nhận định như vậy?
- Nhiều ý kiến nêu lên tỉ lệ thất thoát 15-30%, theo tôi, có thể còn cao hơn nữa. Con số phỏng đoán này chắc chắn có thật.,
* Thất thoát là một lẽ, còn lãng phí vì chủ trương đầu tư thì sao?
- Đúng vậy, chủ trương đầu tư đúng thì đem lại hiệu quả kinh tế cao, chủ trương sai sẽ gây lãng phí, hậu quả kéo dài. Thất thoát do đầu tư sai, do thiếu cơ sở khoa học không nhỏ, báo chí phê phán nhiều. Để khắc phục tình trạng này, theo tôi, phải công khai mời tư vấn phản biện trước khi quyết định đầu tư để tìm ra phương án tối ưu nhất.
Tư vấn phản biện là một việc rất khó, bởi nói theo các vị lãnh đạo thì dễ, nói ngược khó lắm! Vì vậy đòi hỏi tư vấn phản biện phải là người có đủ kiến thức, am hiểu sâu rộng, có kinh nghiệm, có cái “tâm” vì lợi ích đất nước, không vị nể, không sợ mất lòng, không sợ thiệt thân.
* Trên địa bàn TP có nhiều công trình dở dang, kéo dài, hiệu quả thấp, gây lãng phí rất lớn. Theo ông, làm sao để khắc phục tình trạng đáng buồn này?

Ông Phan Phùng Sanh, phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM
- Phải ngăn chặn cho được đường dây “chạy” dự án. Lập luận của người đi xin dự án là “đi không về không”, “đi có về có”, phải “có qua có lại” thì dự án mới được duyệt. Song vấn đề là phải cân đối được đồng vốn. Tôi cho rằng những người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc ký duyệt dự án phải cân đối nguồn vốn một cách vững chắc.
Nhà nước cần ban hành quy chế: người duyệt dự án nhưng không cân đối được vốn để xảy ra tình trạng công trình kéo dài thì phải bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc. TP có rất nhiều công trình kéo dài, thậm chí sai sót, nhưng chẳng thấy người nào phê duyệt dự án bị kỷ luật cả.
Ngoài ra, theo tôi, cũng cần tính toán lại nguồn vốn cho vay ưu đãi. Nguồn vốn này ngày càng lớn nhưng lại đang phân tán cho nhiều đầu mối vay, mà mỗi đầu mối thì tự qui định thủ tục cho vay khác nhau, mức lãi suất khác nhau, cách thu hồi vốn cũng khác nhau… Sao cứ phải phân tán như vậy! Để tạo việc làm ư? Hay để tăng quyền lực cho các tổ chức đó? Tín dụng là một nghề phải được đào tạo rất kỹ chứ không phải bất kỳ ai cũng làm được.
* Tình trạng “bốn nhà là một” (nhà đầu tư, nhà tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, nhà tư vấn giám sát) là tiền đề của nhiều công trình có sai phạm, gây thất thoát rất lớn...
- Tất cả “nhà” này phải độc lập. Các công trình sử dụng vốn ngân sách thì thông thường chủ đầu tư là các ban quản lý dự án (BQLDA). Với các công trình do nước ngoài hoặc tư nhân đầu tư rất khó qua mặt được chủ đầu tư, khó thay đổi chủng loại đầu tư, giá vật tư, giá nhân công vì họ đã khảo sát rất kỹ. Nếu không am hiểu về kỹ thuật, họ sẽ thuê chuyên gia để giám sát bởi “đồng tiền liền với khúc ruột”.
Các BQLDA đầu tư sử dụng vốn ngân sách mà làm được như vậy thì giảm rất nhiều thất thoát và làm an tâm về chất lượng công trình. Muốn vậy ngoài việc những người tham gia BQLDA phải có đủ tài, đức thì còn cần phải có qui chế làm việc của BQLDA một cách chặt chẽ, làm sao để những người trong BQLDA không cần đi “ăn nhậu” với bên B, không nhận phong bì của bên B mỗi khi nghiệm thu, quyết toán công trình…
Đối với đơn vị tư vấn thiết kế cũng phải hoạt động độc lập. Nhiều đơn vị tư vấn chiều theo ý lãnh đạo (bởi nếu làm ngược lại sẽ không có việc làm). Tuy nhiên, chi phí cho tư vấn thiết kế của ta còn thấp, khoảng 3% tổng giá trị công trình (lại còn phải chung chi ngược), trong khi ở các nước là 9-12%. Chi phí cho tư vấn thiết kế thấp thì tất nhiên là “tiền nào của nấy”.
Đối với nhà thầu xây dựng (được tuyển chọn qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu), ngoài những năng lực mà doanh nghiệp phải có đầy đủ khi tham dự thầu cũng cần xác định “đúng giá thành xây dựng” (giá sàn). Giá sàn phải được giữ bí mật.
Những doanh nghiệp bỏ thầu thấp hơn giá sàn 5% trở lên phải được loại ngay, bởi đây là hành động phá giá, hậu quả là chất lượng công trình sẽ không bảo đảm, nảy sinh tiêu cực do nhà thầu phải tìm cách “thuyết minh” hết phát sinh này đến phát sinh nọ khi phải thay đổi chủng loại vật tư, thuê nhân công giá rẻ...
* Xin cảm ơn ông.
ĐOAN TRANG thực hiện

MARADONA
13-10-2004, 06:26 PM
Tôi rất đồng tình với bác TowerCrane nền "văn minh tiền giấy" đang là môi trường thuận lợi của việc thất thoát. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều tiến bộ trong việc xóa bỏ tiền giấy ( Khuyến khích sử dụng các phương tiện thanh toán như: Séc, thẻ tín dụng, thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân,…).
Vậy thì theo các bác việc này sẽ có tác động như thế nào đến vấn đề này và liệu đến khi nào thì dân thiết kế tụi mình lại không bị mất oan 30% vào “đồ cúng” nữa.

NTTCDC
15-10-2004, 06:51 PM
Thất thoát lãng phí trong TVTK cũng cần được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh. Về thiết kế phí, "Một ai đó không nằm trong dây chuyền sản xuất" mà bác TownerCrane đề cập tới thực chất lại là người có tầm ảnh hưởng rất lớn tới nguồn công việc của doanh nghiệp TVTK.
Hãy liên tưởng tới lĩnh vực quota xuất nhập khẩu. Một sản phẩm áo sơ mi xuất khẩu mang lại cho DN dệt may giá trị gia tăng là 1USD, Mai Thanh Hải đứng ra lo quota cho 1 tá sản phẩm với giá là 1.4USD - tương đương với khoảng 10%. DN dệt may đứng trước sự lựa chọn: chấp nhận thất thoát tối thiểu 10% để có được thu nhập hay là không có một đồng doanh thu nào. Về tình mà nói, Hải là ân nhân của DN và đáng được hưởng một số phần trăm hoa hồng nào đó, còn về lý - như chúng ta đều biết - anh ta sẽ sớm phải ra hầu toà.
Trong lĩnh vực TVTK, tình trạng cũng tương tự như vậy. Duy có một điều, "tiên trách kỷ hậu trách nhân", con số 30% là kết quả của một quá trình cạnh tranh và phá giá không ngừng nghỉ của chính bản thân các doanh nghiệp TVTK với nhau. Và không biết nó sẽ còn cao tới đâu.
Như vậy cần nâng cao vai trò của Hiệp hội các nhà Tư vấn XD, hãy xem OPEC họ bảo vệ nhau như thế nào trước biến động về dầu lửa trên Thế giới. Mặt khác cũng cần phải có một khung pháp lý quy định chính sách về tỷ lệ hoa hồng một cách công bằng và hợp lý.

VINH 40
29-10-2004, 04:38 PM
tôi thấy các Bác kết cấu giỏi nhiều lĩnh vực thât. Tôi thấy trong công việc có một nghịch lý mà không làm sao chống lai đươc. Đó là:
Thiết kế tìm giải pháp tối ưu > mất nhiều công sức > tiết kiệm chi phí xây dựng > tiền thiết kế phí giảm theo > lương thấp
Như thế sao không khỏi hết bất công phải không các bac. Mong sao tiền thiết kế phí được tính theo cách nào đó để làm động lực thúc đẩy các bác nhà ta phát huy hết khả nặng :D

huycdc
08-11-2004, 08:23 AM
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=47788

Đại biểu Quốc hội (QH) Đỗ Trọng Ngoạn (ảnh) - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Người cao tuổi VN - đã mở đầu cuộc gặp gỡ đầu tuần với phóng viên Tuổi Trẻ như thế, sau khi được mời tham gia đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ QH về chống thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản. Ông Ngoạn cho biết:

- Đây là vấn đề bức xúc từ lâu nhưng đánh giá mức độ còn khác nhau. Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ QH (gồm 16 thành viên do Phó chủ tịch QH Trương Quang Được làm trưởng đoàn - PV) đã nghe trực tiếp năm ngày với hơn mười bộ trưởng, thứ trưởng, lãnh đạo các cơ quan liên quan báo cáo: Quĩ Hỗ trợ phát triển, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT, Tổng công ty Mía đường I... Một số bộ khác như Bộ Quốc phòng, Công an thì gửi báo cáo đến các thành viên trong đoàn để nghiên cứu.

Tiếp đó đoàn giám sát chia ba đoàn đi ba miền Bắc - Trung - Nam. Tôi ở đoàn miền Nam, tập trung vào ba nơi: TP.HCM, Tây Ninh, Tiền Giang. Sau khi nghe lãnh đạo địa phương báo cáo, đoàn xuống giám sát thực tế một số công trình.
Cuối cùng, kết quả của ba đoàn được tập hợp lại thành một báo cáo chung, trình QH lần này.

* Đánh giá chung nhất của đoàn giám sát là gì, thưa ông?

- Chúng ta cần phải thống nhất với nhau rằng: đất nước phát triển như hiện nay là do mình đầu tư đúng. Báo cáo trình QH cũng sẽ ghi nhận, khẳng định sự thành công trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên nội dung cốt lõi của báo cáo không phải là thành tích mà là làm rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém để tìm cách khắc phục. Cụ thể xoay quanh bốn vấn đề: dàn trải, thất thoát lãng phí, nợ đọng, chất lượng và hiệu quả đầu tư. Bốn điểm này, theo nhận định của tôi, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho đất nước ta tụt hậu, chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa bền vững.

Thế nhưng tôi đã rất không bằng lòng với cách báo cáo, nhìn nhận vấn đề chung chung, chủ yếu là thành tích của các cơ quan liên quan. Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Quĩ Hỗ trợ phát triển, Bộ NN&PTNT... đều phải làm lần hai. Thậm chí có lãnh đạo địa phương nói “chúng tôi không dàn trải, không nợ đọng, rất hiệu quả”, chỉ đến khi đoàn giám sát đưa ra dẫn chứng sát thực thì mới “à, ra thế”.

Cũng chính vì lẽ đó, báo cáo trình QH mới chỉ bước đầu, chưa phản ánh được toàn bộ thực trạng tình hình.

* Đoàn giám sát có qui rõ được trách nhiệm một cá nhân nào trong đợt giám sát này?

- Quá trình giám sát đoàn thường được nghe một câu quen thuộc theo kiểu “dự án ấy chúng tôi bàn trong tập thể thường vụ, thường vụ quyết định, trách nhiệm của ai tôi không biết” hoặc “dự án ấy từ thời bộ trưởng trước rồi”... Vậy những chuyện của một loạt cảng biển, sân bay, cảng cá,... (đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát) ai chịu trách nhiệm? Khi phát biểu trong đoàn, tôi cũng đã đề nghị dứt khoát phải truy được trách nhiệm cá nhân. Nhưng quả là rất khó. Ở đây phía QH chỉ giám sát phát hiện vấn đề, còn việc này (xác định trách nhiệm cá nhân) phải do Chính phủ, các cơ quan tư pháp làm.
* Và đoàn cũng chưa trả lời được câu hỏi mà người dân quan tâm nhất: tỉ lệ thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là bao nhiêu?

- Con số này hiện nay chưa ai tính được. Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2003 thanh tra 14 dự án đã phát hiện sai phạm 1.235 tỉ đồng, bằng 19,1% tổng số vốn. Chúng tôi (đoàn giám sát) yêu cầu cho biết danh sách cụ thể từng dự án, ai chịu trách nhiệm, thanh tra chưa trả lời được. Riêng 14 dự án đã thất thoát chừng ấy, vậy hàng ngàn dự án thì sao? Thật... kinh khủng! Nói chung từ chủ trương đầu tư đến thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu công trình, khâu nào cũng có lãng phí thất thoát, kê khống khối lượng bòn rút công trình... TP.HCM có công trình bỏ ra 3,7 tỉ mà bị tham ô tới 1,3 tỉ (hơn 35%).

Một dạng phổ biến nữa là anh rải tiền ra rồi... chôn tiền đấy. Dự án chậm so với kế hoạch 2-3 năm, thậm chí quá 10 năm vẫn không hoàn thành được. Điển hình như Dung Quất, chậm bảy năm rồi, lãng phí biết bao nhiêu! Cỡ hàng trăm tỉ đồng. Nhưng loại lãng phí khó lòng tính được bằng con số là loại công trình “treo”. Giãn dân đi, dân nhận tiền đền bù giải tỏa đâu vào đấy mà đất thì cứ ngâm mãi chẳng thấy dự án đâu.

* Theo ông, ngành, lĩnh vực nào thất thoát lãng phí đáng lo ngại nhất?

- Các nhà máy công nghiệp chế biến nông sản, nhất là hoa quả, hiệu quả rất kém, công suất có nơi chỉ 30-40% (chỉ chế biến cao su, hạt điều... là khá). Cả nước có 44 nhà máy đường thì chỉ có vài ba nhà máy làm ăn có lãi, còn lại nhiều cái phải đắp chăn ủ đấy. Chúng tôi đến nhiều nơi đều nghe người dân kêu (công trình) thủy lợi chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn.

Vừa rồi Chính phủ quyết định ngừng xây Nhà máy giấy Kon Tum. Nghe tin, cử tri điện cho tôi than: hơn 16.000ha nguyên liệu đã được trồng với chi phí 200 tỉ, khoảng 300 công nhân đã được cử đi học tại Nhà máy giấy Bãi Bằng... bây giờ tính sao? Tôi tìm anh Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & đầu tư Võ Hồng Phúc - PV) hỏi: ai chịu trách nhiệm? Anh Phúc đáp: địa phương.

* Còn tình hình nợ đọng được nhận diện ra sao, thưa ông?

- Nợ đọng cũng nhiều và phổ biến. Hôm làm việc với TP.HCM, hỏi: nợ đọng bao nhiêu? Có đồng chí nói: chúng tôi không nợ. Tôi bảo: có, anh nợ 1.300 tỉ. Sau đó bà giám đốc Sở Tài chính đưa báo cáo xác nhận điều này.

Theo tôi, vấn đề nợ đọng cũng như dàn trải, lãng phí... đều có phần xuất phát từ cách làm mang tính bao cấp, xin-cho. Cứ triển khai dự án mặc dù vốn chưa đủ. Vừa làm vừa vay. Vay không trả nổi lại được khoanh lại, giãn nợ, thậm chí xóa nợ. Tư nhân không ai làm thế vì sẽ “chết” ngay. Đằng này đồng vốn của Nhà nước thì chẳng ai sợ “chết” cả.

* Thưa ông, bất cập lớn nhất trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước hiện nay phải chăng là hiện tượng “vòng tròn khép kín”: chủ trương đầu tư, đầu tư, giám sát, thanh kiểm tra… đều thuộc “vòng tròn” của một cơ quan chủ quản?

- Đúng là cái đó tương đối phổ biến. Lẽ ra anh tư vấn giám sát phải độc lập chứ không thể nằm cùng một bộ với anh thi công. Lẽ ra bộ chủ quản phải tách ra khỏi quản lý doanh nghiệp.

* Đoàn giám sát có đưa ra đề nghị phá dỡ “vòng tròn khép kín” này?

- Bên cạnh yêu cầu tách bạch quản lý nhà nước với quản lý doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, việc cần làm bây giờ là phải rà soát qui hoạch, bởi như Thủ tướng từng nói, “qui hoạch sai sửa rất khó”. Những cái đã rồi không sửa được thì cũng phải tìm cách ngăn ngừa không để xảy ra những sai lầm tương tự.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần kiên quyết sửa đổi cơ chế cấp phát vốn. Kể cả vay ngân hàng cũng phải gắn với trách nhiệm cá nhân cụ thể chứ không thể chung chung được.

* Muốn tìm phương thuốc đặc trị, đã đến lúc chúng ta phải tổng kiểm tra “sức khỏe” tình hình đầu tư xây dựng cơ bản. Ông nghĩ sao?

- Ủy ban Kinh tế và ngân sách trong báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội đã đề nghị QH lấy năm 2005 là “năm nâng cao hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí và nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản”. Sang năm, không chỉ QH vẫn quyết liệt giám sát mà cả nước cần tổng rà soát, kiểm tra các công trình. Tỉnh nào cũng phải làm, bộ nào cũng phải làm. Chỉ khi anh cảm thấy sốt ruột, nhìn nhận ra được những mặt yếu kém hạn chế, anh mới có thể tránh lặp lại sai lầm.

* Xin cảm ơn ông.

ĐÀ TRANG (báo Tuổi trẻ) thực hiện

huycdc
08-11-2004, 08:30 AM
TTCN - Tham nhũng, thất thoát, lãng phí, đầu tư kém hiệu quả và giá cả biến động vùn vụt là hai đề tài nóng đang được bàn tại Quốc hội (QH) và cũng là đề tài trao đổi giữa TTCN với ông Nguyễn Đức Kiên, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - ngân sách của QH.

Lạm phát tăng: ai chịu trách nhiệm?
Thất thoát trong đầu tư: có đến 30%?

* Có nhiều ý kiến cho rằng mục tiêu tăng trưởng của chúng ta vẫn chạy theo những con số, trong khi hiệu quả đầu tư chưa cao, thất thoát và lãng phí trong đầu tư vẫn rất lớn, thưa ông?

- Trên diễn đàn QH và trong dư luận nhiều lần đề cập đến và ngay Chính phủ cũng thừa nhận là đầu tư hiệu quả còn thấp, còn lãng phí, thất thoát, tồn đọng. Kỳ này, QH phát huy quyền giám sát tối cao của mình trong việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, trên cơ sở đó mổ xẻ, làm cho thật rõ những nguyên nhân, qui định thật rõ trách nhiệm của các cấp, các bộ ngành. Trên cơ sở đó sẽ siết chặt kỷ cương, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất, thất thoát, lãng phí, tham nhũng, đưa việc sử dụng vốn đầu tư của xã hội nói chung và vốn đầu tư của Nhà nước nói riêng trở nên có hiệu quả hơn.

* Thất thoát, lãng phí chúng ta đã nói nhiều rồi. Kỳ này qua kết quả giám sát, liệu QH có đưa ra giải pháp nào mạnh mẽ hơn và mang tính chất đột phá?

- Chắc là sắp tới, khi QH thảo luận vấn đề này sẽ bàn về những giải pháp. Ủy ban thường vụ QH cũng sẽ trình xin ý kiến QH về một số nhóm giải pháp. Tuy vậy, tôi cũng muốn lưu ý là tình trạng này diễn ra đã lâu nhưng kỷ cương, kỷ luật, rồi ý thức chấp hành gắn với những biện pháp xử lý là không nghiêm. Cho nên người này làm được, người kia cũng làm được; năm trước làm được, năm nay cũng làm được, dẫn đến tình trạng để kéo dài. Mặt khác, chúng ta cũng chưa chỉ “danh”, chỉ “diện” được nên ai cũng nói, nhưng chỉ nói người khác để thất thoát, lãng phí, tham nhũng, đầu tư kém hiệu quả, còn mình chẳng để thất thoát gì. Đó cũng là một điều cần phải suy nghĩ để đưa ra những chế tài thật rõ, quyền phải gắn với trách nhiệm, không phải chỉ qui trách nhiệm mang tính tập thể, mà phải chỉ rõ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong từng khâu của qui trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Có như vậy mới mong có những chuyển biến mang tính tích cực trong đầu tư những năm tới.

* Tại diễn đàn QH, các đại biểu từng tranh luận xung quanh tỉ lệ thất thoát, lãng phí trong đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng thất thoát tới 30% tổng vốn đầu tư, nhưng có ý kiến khác lại nói ít hơn con số đó. Thực tế ra sao theo kết quả giám sát của các cơ quan của QH?

- Đưa ra một con số chung thật khó. Vấn đề là phải đi vào từng dự án, công trình cụ thể. Nhưng chắc chắn là trong báo cáo của Chính phủ cũng như báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ QH thì lãng phí xảy ra ở tất cả công trình, dự án và ở tất cả các khâu. Còn thất thoát cũng diễn ra mang tính phổ biến ở các dự án, các công trình và các khâu. Nếu tính toán chặt chẽ, chi li mọi cái, hạn chế phô trương, hình thức và lãng phí, thất thoát dưới nhiều dạng thì có thể góp sức đưa GDP tăng trưởng thêm gần 1%.

* Dự toán phần ngân sách cho đầu tư liệu có thay đổi khi mà chúng ta chưa tìm ra giải pháp nào để việc đầu tư có hiệu quả hơn?

- Vấn đề ở chỗ muốn phát triển thì phải đầu tư, năm sau muốn phát triển hơn thì phải đầu tư lớn hơn. Chúng ta đã xác định mức bội chi như vậy, vấn đề quản lý vốn cấu thành thực thể của công trình, có nghĩa là chúng ta đã tăng được qui mô vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu của phát triển. Không nên đề cập ở góc độ vì thất thoát như vậy mà ta phải giảm bội chi, bởi như thế đồng nghĩa với việc chúng ta thu hẹp vốn đầu tư.

* Một vấn đề rất “nóng” tại kỳ họp này là có nên xem xét thành lập một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí hay không. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?

- Trong báo cáo của Chính phủ và ý kiến của một số đại biểu cũng muốn là có một cơ quan chuyên trách, nhưng tôi thì chưa nghiêng hẳn về mô hình một cơ quan chuyên trách. Tôi muốn những cơ quan hiện nay đang giúp QH, giúp Nhà nước thực thi việc kiểm soát chi tiêu tài chính, tài sản công hãy làm hết trách nhiệm của mình đã là tốt lắm rồi. Bây giờ anh “đẻ” thêm một đầu mối nữa cũng lại thêm cồng kềnh, rồi liệu có hệ thống dọc từ trên xuống dưới hay không hay chỉ ở trung ương. Những cái đó chúng ta cũng chưa lường hết được. Kỳ này QH cũng sẽ cho ý kiến việc thành lập cơ quan kiểm toán nhà nước. Cơ quan này đặt ở đâu QH sẽ quyết định, nhưng theo chúng tôi đó phải là cơ quan kiểm toán do QH lập và hoạt động một cách độc lập theo qui định của pháp luật.

* Thưa ông, nguồn thu ngân sách của ta chưa bền vững, phụ thuộc rất nhiều vào dầu thô, vào đất đai... trong khi chi ngân sách lại có nhiều việc phát sinh, cộng thêm tình trạng thất thoát, lãng phí. Như vậy bài toán thu chi ngân sách sẽ được giải quyết như thế nào trong những năm tới?

- Ủy ban Kinh tế - ngân sách đã phân tích rất sâu vấn đề này. Quốc gia nào cũng phải hướng đến một nguồn thu ngân sách tương đối ổn định thì mới chủ động và đảm bảo sự ổn định vĩ mô. Nhưng trong điều kiện của ta đang trong quá trình chuyển đổi, nguồn thu còn hạn chế, nếu có những cơ hội tăng nguồn thu cho ngân sách để rồi lấy nguồn đó tái đầu tư cho phát triển thì chúng ta vẫn phải duy trì. Nhưng duy trì trong thời gian bao lâu, qui mô to hay nhỏ thì phải tính toán kỹ. Ví dụ như hình thức đưa dầu thô lên, khai thác các khoáng sản thô đem bán… thì trong một vài năm tới chúng ta vẫn phải sử dụng, nhưng về lâu dài phải chế biến, vừa tạo công ăn việc làm, vừa làm tăng giá trị mới lên, ngân sách sẽ nhiều hơn. Khi đó việc sử dụng, tiết kiệm tài nguyên cũng có hiệu quả hơn.

N.V.HẢI (Báo Tuổi ttrẻ) thực hiện

huycdc
08-11-2004, 08:45 AM
Qua các bài trên, tôi thấy đúng như các cụ đã nói: "NÓI THÌ DỄ, LÀM THÌ KHÓ". Thủ Tướng Phan Văn Khải cũng đã bức xúc mà nói đại ý rằng: Trong nhiệm kỳ của ông, điều đáng buồn nhất là chưa diệt trừ được quốc nạn tham nhũng (Tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp VN hồi tháng trước).
Trong ngành XD của chúng ta, chỉ một vấn đè nhỏ mà nghịch lý là Thiết kế phí, như bạn VINH40 đã nói: chúng ta thiết kế công trình càng tiết kiệm thì thiết kế phí và lương của chúng ta càng thấp (phụ thuộc vào GTXL). Đáng lẽ ra ta phải khuyến khích, tăng lương cho những người Thiết kế tìm mọi cách thiết kế công trình tiết kiệm. Như vậy chỉ còn kêu gọi "đạo đức nghề nghiệp" thôi, mà cái gì mà chỉ kêu gọi xuông thì quả là khó.

huycdc
09-11-2004, 07:36 AM
TT - "Chủ trương qui hoạch và đầu tư với cách làm hiện nay thì cái được cũng có nhưng thất thoát, lãng phí cũng rất nhiều. Lãng phí bây giờ còn nghiêm trọng hơn tham nhũng. Cái tội của lãng phí còn to hơn tham nhũng". Đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

ĐB Mai Quốc Bình (phó đoàn đại biểu chuyên trách TP.HCM):
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=47876

Tỉnh nào cũng muốn có cảng biển, sân bay!

Tỉnh thành nào cũng muốn có công trình trọng điểm, khu công nghiệp, cũng muốn làm sân bay, xây cảng biển... Đây là một thực trạng phổ biến của cả nước, ai cũng thấy. Chủ trương qui hoạch và đầu tư với cách làm hiện nay thì cái được cũng có nhưng thất thoát, lãng phí cũng rất nhiều. “Địa chỉ ở đâu?”, theo tôi, trước hết đó chính là nơi tính toán phân bổ kế hoạch. Bộ Kế hoạch - đầu tư là một địa chỉ.

Tôi không có ý phê phán bộ này bởi vì tôi hiểu người ở đó cũng làm việc rất cật lực. Nhưng cách làm việc, chất lượng làm việc không được đổi mới như vậy đến thời điểm hiện nay đã không còn phù hợp nữa. Cần đòi hỏi một cách làm việc mới, hiệu quả, có tác dụng thúc đẩy phát triển hơn. Chúng ta là nước nghèo thì việc đầu tiên là phải cố gắng sử dụng đồng vốn cho hiệu quả!

ĐB Lê Thanh Long (bí thư Tỉnh ủy Long An):
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=47878

Lãng phí nghiêm trọng hơn cả tham nhũng

Theo tôi, lãng phí bây giờ còn nghiêm trọng hơn tham nhũng và gây hại hơn rất nhiều. Cái tội của lãng phí còn to hơn tham nhũng.

Tham nhũng còn có địa chỉ, “chỉ mặt đặt tên” được, còn lãng phí được ngụy tạo dưới nhiều dạng và không ai chịu trách nhiệm, không biết qui trách nhiệm về đâu. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, năm nay chúng ta đầu tư 57.000 tỉ đồng. Tỉ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản người thì nói 35%, người thì nói 10%...

Thôi thì tôi cho mức 15%. Như vậy thất thoát lãng phí cũng đã là 7.000-8.000 tỉ đồng rồi! Chưa kể tới nhiều dạng lãng phí khác như hội họp, tiệc tùng, chi phí hành chính... Khắc phục việc này không thể kêu gọi tiết kiệm chung chung được mà phải có một cơ chế chế tài, một chính sách gì đó để mỗi người phải có ý thức tiết kiệm và biện pháp tiết kiệm, sử dụng đồng tiền ngân sách hiệu quả.

ĐB Đặng Thị Phượng (Tây Ninh)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=47879
Cần minh bạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản


Một số chuyên gia kinh tế và cán bộ cấp cao nói rằng lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đủ làm tăng 1% GDP. Điều đáng lưu ý là tệ nạn này chỉ xảy ra do đối tượng là công chức nhà nước, tổ chức kinh tế nhà nước chứ không do người dân gây ra.

Báo cáo của Chính phủ ở các kỳ họp Quốc hội lần 3, 4, 5 đã nêu nhiều lần về thực trạng này và có trình bày giải pháp. Nhưng vì sao việc khắc phục vẫn còn chậm? Và giải pháp sắp tới ra sao? Cần phải qui định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan; xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân, người đứng đầu cố tình vi phạm hoặc thông đồng tiếp tay loại tội phạm trong xây dựng cơ bản; không chỉ xử lý hành chính mà còn là bồi thường kinh tế, xử lý hình sự tùy mức độ vi phạm. Tôi thấy các khâu trong qui trình quản lý vốn đầu tư trong một bộ như hiện nay là không khách quan. Lâu dài nên tách ra độc lập từng khâu trong qui trình xây dựng cơ bản để tránh tình trạng “khép kín” như hiện nay.

Cần công khai minh bạch vốn đầu tư ngân sách là một giải pháp quan trọng để chống đầu tư không đúng chỗ và thất thoát. Thực hiện ngân sách là tiền của dân nên phải được đại diện của dân bàn và quyết định. Tôi cho rằng phải hạn chế thấp nhất các sai sót về chủ trương đầu tư từ qui hoạch đến mục tiêu địa điểm, thời điểm, qui mô đầu tư và lựa chọn công nghệ.

Từ nay, các ngành các cấp không được ra quyết định đầu tư bằng vốn nhà nước khi chưa xác định rõ nguồn vốn để thực hiện; hay những công trình dựa vào trái phiếu phải có sẵn dự án thích đáng rồi mới phát hành trái phiếu. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế - ngân sách của Quốc hội cho thấy nguồn vốn công trái giáo dục mới giải ngân được 55%; nguồn vốn cho nông nghiệp - phát triển nông thôn giải ngân được 15%; các nguồn khác cũng thế, trong khi đây là nguồn vốn chịu lãi suất cao ngay từ khi huy động.


ĐB Nguyễn Bá Thanh (bí thư Thành ủy Đà Nẵng):
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=47884

Thấy tội lại... cho!

Hiện nay cả nước có trên 100 cảng biển ở 24 tỉnh, thành phố; 80 cảng hàng không và sân bay chuyên dùng, đang nâng cấp bốn sân bay và chuẩn bị thủ tục xây dựng bốn sân bay khác. Một số cảng và sân bay xây dựng quá gần nhau (theo ĐB Quốc hội Mai Quốc Bình, TP.HCM, một số cảng biển chỉ cách nhau 30km; một số cảng hàng không cách nhau chưa tới 30 phút bay, “vừa cất cánh đã hạ cánh” - PV), có cảng vừa nâng cấp xong lại chuẩn bị dời đi. Hà Tĩnh có phải là vùng nguyên liệu mía đường đâu mà cũng được đặt một nhà máy đường, để rồi không có nguyên liệu phải di dời vào Bến Tre. Riêng khoản di dời đã tốn tới 70 tỉ đồng. Lãng phí rất khủng khiếp!

Nợ đọng trong xây dựng cơ bản cũng là điều nghiêm trọng. Có địa phương tổng thu chưa tới 200 tỉ đồng mà nợ xây dựng cơ bản tới hơn 1.000 tỉ, không biết lấy đâu mà trả! Chính phủ lúc nào cũng nói “từ nay địa phương nào tự quyết định làm (khi Chính phủ chưa duyệt dự án) thì sẽ không giải quyết nữa”, nhưng lâu lâu thấy tội cũng... giải quyết cho! Vì thế các địa phương cứ vậy mà làm.

ĐẶNG ĐẠI ghi
(Theo báo Tuổi trẻ)

thanhsonxd
15-11-2004, 02:51 PM
Như chúng ta đã biết tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua, đó cũng là vấn đề có tính thời sự của các cấp lãnh đạo hiện nay. Tuy nhiên có một vấn đề chưa được rõ ràng trong việc xác định mức độ thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản. Trong thực tế việc xác định chính xác tỷ lệ thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản là rất khó khăn. Việc định nghĩa "thất thoát lãng phí" vẫn chưa thống nhất. Ngay cả giữa những cán bộ lãnh đạo cao cấp của ngành xây dựng vẫn chưa có sự thống nhất thế nào là thất thoát, lãng phí. Như vậy để xác định được tỷ lệ thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản là bao nhiêu thì trước tiên phải làm rõ khái niệm "thất thoát, lãng phí".<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>

<o:p></o:p>

Tiếp theo phải xác định các nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí. Cũng cần phải hiểu rõ là việc thất thoát này do nhiều yấu tố gây ra chứ không phải do tham ô, bớt xén vật tư. trên các báo chí, khi đăng tải các công trình thất thoát lãng phí thì người đọc khi đọc báo điều có cảm giác là thất thoát là do nhà thầu làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Điều đó chỉ đúng một phần chứ không phải là tất cả. Có một thực tế mà người ngoài ngành xây dựng không hiểu cho là thất thoát lãng phí nhưng thực tế là không đúng như vậy. ví dụ công trình A khi lập báo cáo khả thi thì tổng mức đầu tư đựoc duyệt là 100tỷ nhưng sau khi thi công thì quyết toán là 120tỷ, như vậy thì ở đây có thất thoát, lãng phí hay không? Tôi nghĩ theo các nhà báo (kể cả các vị lãnh đạo nhà nước)là có. Điều này thì cũng có cơ sở vì theo các nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản thì tổng dự toán phải nhỏ hơn tổng mức đầu tư được phê duyệt. Thực tế thì tình trạng trên rất phổ biến vì rất nhiều nguyên nhân có thể do chủ đầu tư, thiết kế, thi công hoặc do thị trường biến động.... như vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm về vấn đề này?<o:p></o:p>

<o:p></o:p>

Theo hiểu biết của bản thân tôi thì chúng ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để quy trách nhiệm thuộc về ai. Đa số các công trình khi phát hiện ra chỉ xử lý được phần ngọn, đa phần xử lý các đơn vị thi công, rất ít trường hợp xử lý các chủ đầu tư, tư vấn thiết kế. Các sai phạm của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế thường gây ra hậu quả lớn hơn nhiều các sai phạm của đơn vị thi công nhưng ít được xem xét, cho nên tình tình trạng thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản vẫn còn rất nhiều.<o:p></o:p>

<o:p></o:p>

Gần đây nhất là công trình nhà thi đấu Phú Thọ giá trị thanh toán gần gấp 3 lần giá trị được phê duyệt ban đầu thì trách nhiệm của ban quản lý dự án được xem xét như thế nào? Ở đây do tư vấn thiết kế yếu kém hay do năng lực của chủ đầu tư? theo tôi có thể có cả hai, có thể TVTK không tiên liệu được hết tình hình biến động của giá cả trên thị trường, cũng có thể do yêu cầu của chủ đầu tư thay đổi thiết kế quá nhiều làm giá thành xây lắp tăng lên. Ở đây còn một nguyên nhân làm tăng giá trị xây lắp là thời gian thi công bị gián đoạn quá lâu, nguyên nhân này thì ai chịu trách nhiệm? Còn việc xây lắp qua nhiều thầu phụ dẫn đến tăng giá trị công trình như các báo chí đã đăng tải là không chính xác. Vì công trình đã qua đấu thầu thì giá trị thanh toán là giá trị trong hợp đồng giao nhận thầu chứ không vì qua nhiều thầu phụ thì giá trị tăng lên (luật xây dựng cũng không ngăn cấm Thầu chính có nhiều Thầu phụ). Những công trình phức tạp thì có nhiều thầu phụ là chuyện bình thường (ở đây tôi không đề cập có sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhầ thầu chính để nâng giá trị công trình).<o:p></o:p>

<o:p></o:p>

Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi đúc kết được qua quá trình công tác trong ngành xây dựng. Mong mọi người cho biết ý kiến của mình về định nghĩa “thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản” để làm rõ hơn vấn đề này, ngoài ra cũng để xem mình có nằm trong phạm vi đó hay không. Hiện nay ngành xây dựng chúng tai đang bị tai tiếng rất nhiều, thú thật thì tôi cũng cảm thấy khó chịu khi hàng ngày phải đọc các bài báo về tiêu cực của ngành mình. Không biết có ai có cùng suy nghĩ với tôi hay không? nếu có hãy cùng chia sẻ để làm rõ hơn vấn đề này.

huycdc
15-11-2004, 08:13 PM
Thanhson nói có lý lắm,chẳng ai đọc mà không đau xót cả. Có làm trong ngành thì mới biết chúng ta còn bị áp bức đủ bề "Trên đe dưới búa". Ngành ngoài thì tưởng chúng ta ở ngành xây dựng là "cướp được của thiên hạ" ấy, cũng làm việc vất vả lắm,nhất là các bác thiết kế và thi công. Chúng tôi làm thiết kế cũng tương đối lâu năm, có trách nhiệm, lòng yêu nghề trong công việc, song vẫn nhiều lúc bị những "thằng non choẹt" hoặc những "vị" không biết gì về xây dựng hạch sách này nọ.
Thỉnh thoảng thông tin trên mặt báo về những vụ thất thoát lãng phí, tham ô liên quan đến ngành xây dựng của chúng ta. Có những vụ thì chỉ là "tai nạn" nghề nghiệp thôi, có những vụ thì mình ngĩ tại sao không công an không bắt chúng sớm hơn mà để tham ô nhiều thế rồi mới bắt .

He he Vẫn phải cười thôi... :D Như bác tuananh nói "lao động là vinh quang" kể cả bị nhiều CĐT quỵt thiết kế phí (đã ít lại còn bị quỵt).

huycdc
16-11-2004, 11:46 AM
Nhận dạng lãng phí, thất thoát
Phân tích hàng loạt công trình xây dựng trong những năm vừa qua, thấy rằng từ khâu chuẩn bị đến việc thực hiện đều xảy ra lãng phí, thất thoát. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, do khảo sát, thiết kế sơ sài, không chuẩn xác dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi thiết kế, phải kéo dài thời gian thi công, ví dụ: Chiều cao sóng trong thiết kế cầu cảng Nhà máy ximăng Nghi Sơn, đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, móng một số cầu của dự án thoát nước Hà Nội, công trình Nhà văn hoá huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) phải bỏ thêm 1,5 tỉ đồng để khắc phục sự cố; địa chất nền móng cầu Non Nước (Ninh Bình) phát hiện thêm tầng hang caster dưới một số trụ cầu làm chi phí tăng 1tỉ đồng so với giá bỏ thầu v.v...
Các công trình lãng phí do thiết kế không chuẩn điển hình là: Nhà hát Chèo Kim Mã, cầu Hoàng Long vượt sông Mã, khung nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài, tháp trao đổi nhiệt Nhà máy ximăng Hoàng Mai, sự cố đường ống áp lực số 1 Thủy điện Trị An v.v... Trong số 31 dự án được thanh tra, kiểm tra thì 40% dự án có sai sót ở khâu thiết kế; riêng tỉnh Hoà Bình thì 100% dự án có biểu hiện sai phạm về thiết kế.

Vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) dẫn đến chậm tiến độ thi công cũng là một dạng lãng phí trầm trọng. Có thể nói 100% các dự án đều vướng chuyện này. Các dự án đường, cầu Bình Triệu 2 (TPHCM), gói thầu 1 QL3 qua tỉnh Thái Nguyên đã làm cho nhà thầu kiệt quệ; dự án đường vành đai 3 Hà Nội đội vốn đầu tư gấp 3 lần so với phê duyệt ban đầu dẫn đến chậm tiến độ hoàn thành từ 1 đến 3 năm đều do vướng việc GPMB.

Việc chậm, kéo dài tiến độ cũng làm nên thất thoát như: Dự án mở rộng Cty giấy Bãi Bằng chậm 4 năm; Dự án Bazan siêu mảnh (TCty Dầu khí VN) phát sinh tăng chi phí hơn 17 tỉ đồng; lọc dầu Dung Quất chậm tiến độ ít nhất 3 năm; các dự án xây dựng Nhà máy ximăng Tam Điệp, Hải Phòng chậm từ 2 - 3 năm; dự án cấp thoát nước TPHCM thi công kéo dài tới 6 năm (gấp 2 lần kế hoạch).

Trong giai đoạn "thực hiện đầu tư" còn có rất nhiều lý do để gây lãng phí, dẫn đến tham ô, tham nhũng ở các khâu thực hiện quy chế đấu thầu, ký kết hợp đồng, thực hiện thi công - nghiệm thu - thanh quyết toán v.v... Đó là chưa nói đến các hình thức trốn thuế, bảo hiểm công trình và những dạng lãng phí khác do thiếu trách nhiệm.

Sai từ gốc
Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Lãng phí ở khâu quyết định đầu tư chiếm khoảng 60 -70% so với tổng số chi phí lãng phí, thất thoát. Đã có nhiều bài học cay đắng về việc quyết định đầu tư không hợp lý như hàng loạt các nhà máy đường, ximăng. Mới đây, Chính phủ đã phải ra quyết định dừng đầu tư một số dự án ở miền Trung, mà dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum là ví dụ. Rồi hàng loạt cảng cá không có tàu cập bến, hàng loạt chợ nhưng không có người họp. Hà Nội là địa phương điển hình việc xây chợ rồi để hoang, ví dụ chợ đầu mối Đền Lừ hơn 10 tỉ đồng, chợ đầu mối Xuân Đỉnh, chợ đầu mối Hải Bối xây dựng hơn 13 tỉ đồng, chợ xe máy Quảng An hơn 6 tỉ đồng...

Nhưng, nhìn cho thấu đáo, việc quyết định đầu tư không hợp lý lại xuất phát ở khâu quy hoạch. Theo Thanh tra Nhà nước, qua 14 dự án kiểm tra năm 2003 thì lãng phí do đầu tư không đúng quy hoạch là 2,14 tỉ đồng.

Lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng ở VN đang là một thách thức nghiêm trọng. Muốn chống lãng phí trong đầu tư xây dựng để hạn chế thất thoát, tiêu cực, điều trước tiên cần có một thể chế hoàn chỉnh, một chiến lược toàn diện với ý thức tham gia của cộng đồng, mà Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo; và trong mỗi con người, kỷ cương, đạo đức, lợi ích quốc gia phải được đặt lên hàng đầu...

(báo Lao động, 16/11/04)

huycdc
16-11-2004, 11:49 AM
TGĐ BQL dự án Biển Đông (Bộ GTVT) Phan Đình Vinh:
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/download_image(88431)

Trước hết, cần quyết định đầu tư đúng
Theo tôi, để hạn chế lãng phí trong đầu tư xây dựng thì tất cả các thực thể tham gia dự án đó phải đủ mạnh, phải có năng lực thực sự hoạt động trong một thể chế nghiêm ngặt và tự giác. Trong xây dựng, khâu thiết kế là rất quan trọng, người thiết kế giỏi, có kinh nghiệm thì mới đưa ra được ý kiến tham mưu để có quyết định đầu tư đúng. Nhưng, quan trọng hơn vẫn là chủ đầu tư phải biết chọn đúng người thiết kế, chọn nhà thầu. Hiện tại, không phải chủ đầu tư nào cũng đủ năng lực. VN cũng chưa có trường lớp nào đào tạo người quản lý các dự án. Chủ đầu tư mạnh, nhưng nhà thầu yếu kém thì cũng khó có một công trình vừa tiết kiệm vừa hiệu quả được. Thêm nữa, sau chủ đầu tư thì đội ngũ tư vấn giám sát dự án là rất quan trọng. Lực lượng này không chỉ giám sát chất lượng công trình đơn thuần mà giám sát toàn bộ các khâu của dự án sao cho hiệu quả. Muốn phát huy được thì trước hết dự án đó phải được quyết định đầu tư đúng. Trinh Hà ghi

Tiến sĩ Trần Chủng - Cục trưởng Cục Giám định chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng):

http://www.laodong.com.vn/pls/bld/download_image(88430)

Mấu chốt là phải đảm bảo chất lượng

Có thể nói mọi con đường của sự lãng phí trong đầu tư xây dựng đều quy tụ ở hai chữ chất lượng. Nếu quyết định đầu tư chưa phù hợp, nếu kéo dài thời gian đưa công trình vào sử dụng và nếu chất lượng công trình kém, làm giảm tuổi thọ của công trình - những điều đó chính là lãng phí, thất thoát. Sự lãng phí trong các khâu đầu tư, quy hoạch và thực hiện đầu tư còn tiềm ẩn trong các công trình chất lượng kém. Theo tôi, có 2 điều cần phải nhấn mạnh: Một là, những cá nhân, tập thể tham gia hành nghề xây dựng phải có đủ năng lực với loại cấp công trình. Hai là, chất lượng xây dựng đòi hỏi rất cao sự giám sát của xã hội về những hành vi vi phạm chất lượng đầu tư. Vì thế mà Luật Xây dựng đã quy định tất cả các dự án phải được công khai tên chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu, người phụ trách, thời điểm hoàn thành v.v... Đáng tiếc là việc này, lâu nay chưa được thực hiện nghiêm túc.

T.T ghi
(báo Lao động 16/11/04)

Thuatdv
19-11-2004, 01:42 PM
.....ĐB Nguyễn Bá Thanh (bí thư Thành ủy Đà Nẵng):
....
Hiện nay cả nước có trên 100 cảng biển ở 24 tỉnh, thành phố; 80 cảng hàng không và sân bay chuyên dùng, đang nâng cấp bốn sân bay và chuẩn bị thủ tục xây dựng bốn sân bay khác. Một số cảng và sân bay xây dựng quá gần nhau (theo ĐB Quốc hội Mai Quốc Bình, TP.HCM, một số cảng biển chỉ cách nhau 30km; một số cảng hàng không cách nhau chưa tới 30 phút bay, “vừa cất cánh đã hạ cánh” - PV), có cảng vừa nâng cấp xong lại chuẩn bị dời đi. Hà Tĩnh có phải là vùng nguyên liệu mía đường đâu mà cũng được đặt một nhà máy đường, để rồi không có nguyên liệu phải di dời vào Bến Tre. Riêng khoản di dời đã tốn tới 70 tỉ đồng...
....
Có địa phương tổng thu chưa tới 200 tỉ đồng mà nợ xây dựng cơ bản tới hơn 1.000 tỉ ....

ĐẶNG ĐẠI ghi
(Theo báo Tuổi trẻ)

Chính sách đầu tư được coi trọng và phát triển mạnh thế này mà giấc mơ để có được một cái thư viện sách "xịn" (bao gồm cả sách quốc tế) cho những người làm kỹ thuật như anh em mình vẫn chưa trở thành hiện thực nhỉ! Theo các bác thì khả năng mình có thể đầu tư xây dựng được những thư viện sách "xịn" không???

nguyenviettrung
19-11-2004, 03:32 PM
Tôi xin giới thiệu với cả nhà là ở Thư viện Đaih Học GTVT do có tài trợ của dự án WB nên có nhiều sách tiếng Anh khá mới về Xây dựng nói chung.Bạn nào làm luận án hay cần tham khảo gì đó có thể đến liên hệ Thư viện. Nhưng không dược mượn về nhà
Nếu ngại ngùng gì chuyện liên hệ thì gọi tôi trước 0913 555 194, tôi sẽ giới thiệu để ngồi đọc tại chỗ.

Thuatdv
22-11-2004, 06:05 PM
Nhân tiện mọi người cho hỏi là ở VN mình có thể làm được thẻ Credit card (chẳng hạn VISA card...) để mua sách từ nước ngoài qua mạng Internet được không?

huycdc
23-11-2004, 08:03 AM
Trả lời bác Thuật Về cái khoản tạo credicard thì các Ngân hàng ở Việt Nam có thể cung cấp được dịch vụ này để có thể mua sách, tài liệu ở nước ngoài. Nhưng bác biết đấy, dân ta (đặc biệt là dân thiết kế kết cấu) lo ăn còn chẳng đủ lấy tiền đấu mà mua sách xịn mỗi quyển một vài trăm USD. Chỉ dám dùng sách PHOTO mượn từ các Đại gia đi học ở nuước ngoài về hoặc các Sếp mua sách xịn về nhưng không có thời gian đọc thôi :D :D :D .
Kể ra một chút kinh phí ( chỉ 1/1000) các con số được gọi là thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các bữa ăn, nhậu nhẹt được chuyển thành sách, tài liệu kỹ thuật cho các thư viện thì quý biết mấy .


Về thư viện thì Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sắp khánh thành Thư viện điện tử lớn nhất Việt Nam. Công trình này do CDC thiết kế, hiện đang ở vào giai đoạn hoàn thiện.
Đây là ảnh phối cảnh công trình:
http://www.cdc.biz.vn/images/p_dandung8.jpg

huycdc
26-11-2004, 08:20 AM
QH đã yêu cầu Chính phủ “chỉ đạo kiên quyết và áp dụng những giải pháp hữu hiệu để lập lại trật tự, kỷ cương trong đầu tư XDCB”, tập trung vào sáu vấn đề:
Một, qui định cụ thể qui trình, chế tài về thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn vốn đầu tư XDCB từ Nhà nước trong từng khâu của quá trình đầu tư; thực hiện công khai, minh bạch các qui định, các dự án, công trình từ chủ trương đầu tư, thẩm định, duyệt dự án, khảo sát, thiết kế, đấu thầu đến nghiệm thu, thanh quyết toán; công khai kết quả thanh kiểm tra và kết quả xử lý qua thanh kiểm tra.

Hai, có chế định đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cá nhân trong từng khâu đầu tư, nhất là trách nhiệm của người quyết định dự án qui hoạch, dự án đầu tư; làm rõ sai phạm, qui rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất; khắc phục tình trạng chỉ qui kết trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung như thời gian qua; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy công quyền những cán bộ, công chức phẩm chất kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu, năng lực chuyên môn yếu trong quản lý XDCB.

Ba, rà soát điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các qui hoạch, kế hoạch đầu tư; xác định rõ và nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành của bộ trưởng đối với toàn ngành, của chủ đầu tư; có lộ trình cụ thể áp dụng mô hình và cơ chế để xóa bỏ tình trạng khép kín trong quản lý đầu tư XDCB.

Bốn, thực hiện tổng rà soát, đánh giá hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, hình thành hệ thống pháp luật đồng bộ hơn, có tính pháp lý cao hơn.

Năm, trong năm 2005, Chính phủ tiếp tục có kế hoạch chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các công trình, dự án có những biểu hiện tiêu cực được cử tri và công luận phản ánh nhiều.

Sáu, từ nay đến hết năm 2006, có kế hoạch cụ thể, biện pháp xử lý mạnh để giải quyết dứt điểm nợ đọng vốn XDCB, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện với QH.

“QH yêu cầu các cơ quan tư pháp theo chức năng của mình có kế hoạch cụ thể, triển khai ráo riết nhiệm vụ, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư XDCB, không kể tổ chức đó là tổ chức nào, cá nhân đó là ai”- nghị quyết nhấn mạnh.

Trong khi đó, Ủy ban thường vụ QH, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của QH, đoàn đại biểu QH được giao tiếp tục tổ chức giám sát chuyên sâu về đầu tư XDCB và giám sát việc thực hiện nghị quyết. Tương tự, hội đồng nhân dân các cấp tổ chức giám sát ở địa phương. QH kêu gọi Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, hiệp hội nghề nghiệp, cơ quan báo chí phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời những tiêu cực, yếu kém trong đầu tư XDCB.

ĐÀ TRANG (báo Tuổi trẻ)

huycdc
08-12-2004, 01:32 PM
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về công trình sân vận động Mỹ Đình vừa công bố: 17/18 triệu USD giá trị thiết bị sử dụng của công trình đã bị thay đổi so với hợp đồng, 5,49 triệu USD giá trị thiết bị không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, không hiểu sao công trình này vẫn được nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
http://67.19.79.205/Uploaded/huongnt/my-dinh0812.jpg
Giao thầu hưởng chênh lệch hàng triệu USD
Sau khi trúng thầu, nhà thầu HISG đã ký hợp đồng (HĐ) với nhiều thầu phụ trong nước với đơn giá rất thấp để hưởng chênh lệch hàng triệu USD. Ví dụ, phần bê tông dầm móng ký với giá 55,78 USD/m3 để hưởng chênh lệch 32,8 USD/m3; cốt thép dầm móng ký với giá 408,1 USD/tấn, hưởng chênh lệch 125,01 USD/tấn. Thậm chí ở hạng mục dầm bêtông, ký giá thực hiện với nhà thầu phụ 55,78 USD/m3, hưởng chênh lệch 82,92 USD/m3 (chiếm 59,76% đơn giá đã ký với chủ đầu tư).
Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà thầu phụ (như Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tổng Công ty VINACONEX, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long và Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà...) lại tiếp tục "làm trung gian" ký lại HĐ với các công ty thành viên để hưởng chênh lệch.

Điển hình như Tổng Công ty VINACONEX đã giao lại cho các công ty thành viên: Vimeco, Vinaconex 1, Vinaconex 7, Vinaconex 5, Nhà máy bê tông và xây dựng Xuân Mai… Kết quả kiểm tra tại các đơn vị thực hiện cho thấy thi công thiếu khối lượng trị giá: 130,814 triệu đồng. Riêng Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long thi công thiếu khối lượng trị giá: 58,302 triệu đồng.

Về vấn đề tỷ lệ hao hụt thép của hạng mục thân và móng SVĐ của các nhà thầu phụ (VINACONEX, Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà) là 8,51%. Số hao hụt lớn hơn so với định mức theo TCVN là 6,51%. Vậy mà công trình vẫn được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.
94% thiết bị sử dụng không đúng với hợp đồng
Theo HĐ ký kết với chủ đầu tư tại điểm 8.1.4 thì: Các hệ thống thiết bị cung cấp được yêu cầu phải có nguồn gốc châu Âu hoặc Mỹ (kể cả vật tư thiết bị đưa vào xây lắp). Nhà thầu có thể đưa ra phương án 2, thiết bị được sản xuất từ một nước thứ hai nhưng phải có khẳng định và chứng minh được là chất lượng tương đương. Chứng minh này bao gồm: lịch sử kinh nghiệm sản xuất trên 5 - 10 năm đã sản xuất loại thiết bị đó; địa chỉ khách hàng đã được cung cấp các thiết bị và xác nhận của khách hàng về chất lượng hàng hóa được cung cấp.
Điểm 8.1.5 của HĐ nêu: “Các thiết bị phải được sản xuất sau 2 năm và chỉ rõ nguồn gốc nơi sản xuất”. Những yêu cầu này đều được nhà thầu HISG chấp thuận.
Hợp đồng là vậy, nhưng nhà thầu HISG không thực hiện đúng như biên bản thỏa thuận. Qua kiểm tra, giá trị thiết bị đưa vào sử dụng đã thay đổi so với HĐ chiếm tới 17/18 triệu USD tổng giá trị thiết bị. Và không hiểu vì lý do gì những thay đổi này đều đã được UBTDTT phê duyệt?
Lý do xin thay đổi thiết bị là: không kịp thời gian, thiết bị không còn sản xuất, không tìm thấy thiết bị đó trên thị trường, thiết bị chỉ sản xuất tại một nước. Thậm chí ngay cả chưa xác định được việc thay đổi đó có ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả HĐ như thế nào, ví dụ như: hệ thống điều hòa trung tâm, xe ô tô cứu thương…
Nghiêm trọng hơn là về chất lượng thiết bị sử dụng tại SVĐ: 5,495 triệu USD giá trị thiết bị không rõ nguồn gốc (chiếm 30,49% tổng giá trị gói thầu thiết bị); thiết bị có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá trị 793.838USD (chiếm 4,4%); của một số nước châu Á khác (Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan) chiếm 675.272USD. Thiết bị thiếu so với HĐ là 344.000USD. Chỉ riêng việc cung cấp xe cứu thương, nhà thầu HISG đã tự ý thay từ xe Toyota sản xuất ở nước ngoài, bằng xe sản xuất trong nước chênh lệch tới 30.870USD.
Các thiết bị mà nhà thầu HISG đề nghị xin thay đổi (đã được chủ đầu tư đồng ý hoặc không đồng ý) thì phần lớn đều không ghi tên nước xuất xứ trên nhãn. Từ vấn đề này có thể đặt trách nhiệm của Tư vấn giám sát CONINCON (Công ty Tư vấn công nghệ thiết bị và Kiểm định xây dựng - Bộ Xây dựng) và Công ty Kiểm định chất lượng Việt Nam (VINACONTROL) trong việc để xảy ra sai phạm khi vẫn hưởng lương trúng thầu giám sát trị giá 15,095 tỷ đồng (?).
Chưa dừng lại ở đó, hệ thống điều hòa không khí của SVĐ cũng được thay đổi từ hồ sơ dự thầu là hãng Carrier (Mỹ), HĐ 38 là YORK hoặc RC, thực lắp đặt là RC; máy nén trục Vit (tốt hơn) sang trục PISTON; làm mát bằng nước tốt hơn sang làm mát bằng gió. Điều đáng nói hơn là hệ thống này có giá trị theo HĐ là 2,460 triệu USD (37,884 tỷ đồng), nhưng theo bộ hồ sơ nhập khẩu thiết bị điều hòa chỉ có 9,116 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra số tiền chênh lệch 28,6 tỷ đồng đã “chạy” vào túi những ai?
Kiến nghị của cơ quan Thanh tra
Theo Thanh tra, giá trị thực của công trình thấp hơn nhiều so với giá trị trúng thầu. Do vậy Thanh tra kiến nghị: giảm trừ thanh quyết toán giữa chủ đầu tư với các nhà thầu số tiền: 1,171 tỷ đồng; kiểm định thiết bị không ghi nguồn gốc xuất xứ trên thiết bị có giá trị 5,495 triệu USD; yêu cầu nhà thầu phải xuất trình các tài liệu liên quan ngoài các tài liệu đã ghi trong HĐ để chứng minh xuất xứ thiết bị.
Đối với những thiết bị nhà thầu không chứng minh được xuất xứ phải được thay bằng loại đúng như xuất xứ đã ghi trong HĐ... Những thay đổi thiết bị đảm bảo chất lượng và tính năng kỹ thuật tương đương phải được điều chỉnh giá khi thanh toán. Những thiết bị phải thay đổi do yêu cầu của các cơ quan chuyên môn Việt Nam thuộc phạm vi của HĐ do vậy không điều chỉnh giá; kiểm định lại chất lượng một số cấu kiện thép được lắp đặt với khối lượng 523 tấn thép không rõ nguồn gốc. Yêu cầu các nhà thầu sửa chữa thay thế những thiết bị không đúng thiết kế, hỏng và chưa phát huy hết tính năng.
Đối với các sai phạm của tư vấn giám sát và cơ quan thẩm định, các đơn vị tham gia thi công có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Sau khi thẩm định tùy theo mức độ thiệt hại ảnh hưởng tới chất lượng công trình sẽ xem xét trách nhiệm bồi hoàn vật chất và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Vietnamnet
http://www5.tintucvietnam.com/Sukien/2004/12/82796.ttvn



Diển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển ĐànDiển Đàn